So sánh Email Server và Email Google/Gmail (G Suite)

So sánh Mail Hosting và Mail Google

Email Server hay còn gọi là Mail Hosting vẫn là giải pháp email được khá nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng, và dưới đây là những so sánh với dịch vụ email cloud của Google (chính là Gmail cho doanh nghiệp) có trong bộ G Suite để bạn cân nhắc trước khi quyết định thay đổi.

ĐẶC ĐIỂM MAIL HOSTING/MAIL SERVER EMAIL GOOGLE/GMAIL/G SUITE
TÍNH NĂNG Đơn thuần Gửi/Nhận mail Là một bộ công cụ tổng hợp bao gồm nhiều tính năng:
+ Gmail: Gửi/Nhận mail
+ Drive: Lưu trữ và Chia sẻ dữ liệu
+ Docs, Spreedsheet, Slides, Form: Soạn thảo văn bản trực tuyến;
+ Calendar - Lịch
+ Hangout - Gọi Video trực tuyến
+ Hangout Chat
+ Sites - Công cụ tạo trang web
+ Keep - Công cụ ghi nhớ nhanh
+ Và rất nhiều tính năng khác được bổ sung liên tục
DUNG LƯỢNG Dung lượng thấp; thông thường mỗi người dùng từ 200MB đến 1G Dung lượng lớn giúp lưu trữ được nhiều dữ liệu và hạn chế việc phải xóa bớt dữ liệu:
+ Phiên bản Basic: Dung lượng 30G mỗi người dùng
+ Phiên bản Business/Enterprise: Dung lượng không giới hạn
TÍNH THÂN THIỆN + Giao diện cũ, khó sử dụng, làm giảm hiệu suất và hứng thú làm việc
+ Chỉ sử dụng được trên 1 thiết bị
+ Giao diện hiện đại, thân thiện, dễ sử dụng, thao tác nhanh
+ Tương thích và sử dụng được trên mọi thiết bị, mọi lúc, mọi nơi
BẢO MẬT & CHỐNG SPAM + Khả năng bảo mật phụ thuộc phần lớn vào yếu tố con người từ nhà cung cấp dịch vụ và nhân viên trong doanh nghiệp;
+ Hạ tầng không đảm bảo các tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến dẫn tới hệ thống thường bị gián đoạn; khả năng ngăn chặn spam và các hành vi phá hoại kém.
+ Hệ thống của Google được thiết kế theo các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất của thế giới trước tiên để bảo vệ chính hệ thống của Google, vì vậy người dùng dịch vụ G Suite cũng được hưởng các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất.
+ Bảo mật dữ liệu: Mọi dữ liệu trên hệ thống G Suite đều được mã hóa chống đánh cắp và xâm nhập
+ Tùy chỉnh bảo mật: Google cho phép Quản trị viên hệ thống G Suite được tùy chỉnh thiết lập các quy tắc bảo mật áp dụng riêng cho tổ chức của mình để đảm bảo đáp ứng được từng quy định bảo mật đặc thù như kiểm soát dữ liệu của nhân viên; kiểm soát thư đi/đến; blacklist/whitelist IP/domain; sao lưu và chống xóa dữ liệu phụ vụ mục đích kiểm tra...
+ Cảnh báo bảo mật cho Quản trị viên: Google cho phép tùy chỉnh các thông báo gửi về Quản trị viên liên quan đến các vấn đề của hệ thống giúp Quản trị viên nhanh chóng phát hiện và chủ động xử lý các nguy cơ ngăn chặn sảy ra sự cố.
+ Cảnh báo bảo mật cho Người dùng: Người dùng luôn có tùy chọn bảo mật 2 lớp và nhận cảnh báo bảo mật với các truy cập đáng ngờ.
+ Bộ lọc ngăn chặn spam của Google được đánh giá là tốt nhất thế giới, cho phép ngăn chặn gần như 100% các email spam, ngoài ra Quản trị viên G Suite cũng được phép tùy chỉnh các quy tắc (rule) để phân lọc luồng email trong và ngoài tổ chức.
+ Google tham gia vào tổ chức DMARC (DMARC là một tiêu chuẩn để chặn spammer khỏi việc sử dụng domain của người sở hữu mà không được sự cho phép của họ) và sử dụng các bản ghi SPF, DKIM để đảm bảo ngăn chặn gần như 100% việc kẻ gian lợi dụng gửi email giả mạo từ tên miền của doanh nghiệp dẫn tới email gửi đi qua hệ thống của Google luôn có độ tin cậy cao, khả năng vào spam của người nhận thấp.
+ Google cũng sử dụng cùng lúc lượng IP gửi đi cực lớn giúp việc gửi email đi luôn thông suốt và nhanh chóng.
TÍNH ỔN ĐỊNH + Các dịch vụ hosting mail trong nước luôn có tỷ lệ uptime thấp hơn so với mặt bằng chung tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ thời gian downtime (thời gian dịch vụ vị gián đoạn không sử dụng được) cao khoảng 1-2%. Dẫn tới khả năng và tần suất gặp trục trặc ở phía khách hàng cao hơn.
+ Tiêu chuẩn của dịch vụ hosting mail trong nước không cao dẫn tới khi gửi nhận thư với các tổ chức ở nước ngoài thường không tương thích khiến việc trao đổi email không thông suốt (gửi đi không được; nhận về không được)
+ Thời gian uptime với các dịch vụ của Google theo công bố và cam kết dựa trên SLA là 99.984%, tức là gần như mọi dịch vụ hoạt động liên tục 24/7 không có thời gian gián đoạn.
+ Google xây dựng các sản phẩm/dịch vụ dựa trên nguyên tắc "redundancy on everything", tức là luôn vượt quá nhu cầu sử dụng của người dùng, dẫn tới gần như mọi nhu cầu sử dụng của người dùng đều được đáp ứng một cách tối đa và đầy đủ nhất.
+ Google cũng áp dụng các tiêu chuẩn cao về tính ổn định, đảm bảo dịch vụ chạy song song trên rất nhiều hệ thống server và luôn có các server dự phòng cũng như các nguồn năng lượng dự phòng.
KHẢ NĂNG MỞ RỘNG Không có khả năng mở rộng + Nền tảng của Google cho phép các nhà lập trình xây dựng và phát triển các ứng dụng mở rộng không giới hạn. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng mở rộng được cung cấp sẵn (miễn phí hoặc trả phí) của các nhà phát triển trên toàn thế giới với trên 500.000 ứng dụng đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung từ Bảo mật tới Marketing; Sales, HR... hoặc bạn hoàn toàn có thể tự phát triển các ứng dụng của riêng mình.
DỊCH VỤ HỖ TRỢ Với việc tần suất xảy ra sự cố cao và ở mức độ nghiêm trọng khả năng giải quyết và phản hồi của các đơn vị cung cấp dịch vụ hosting mail nhìn chung không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. + Với cam kết tỷ lệ uptime lên tới 99,984% cộng với đội ngũ hỗ trợ đa kênh (Điện thoại; Chat; Ticket; Email) 24/7 Google luôn đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật của mọi khách hàng.
+ Đội ngũ hỗ trợ từ Infolinks - Đối tác ủy quyền của Google cũng luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết mọi yêu cầu từ phía khách hàng trong thời gian nhanh nhất.
MỨC GIÁ Mức giá được tính theo từng gói cố định và khá thấp.
Trung bình từ 1.000.000đ - 2.000.000đ cho gói 50-100 người dùng.
+ Mức giá tương đối cao so với dịch vụ hosting mail trong nước và được tính theo số lượng người dùng doanh nghiệp cần, không yêu cầu tối thiểu.
+ Mức giá trung bình khoảng 759.000đ/người dùng/năm.

Hi vọng bạn đã có những thông tin đầy đủ về sự khác biệt giữa dịch vụ Email Hosting và Email Google để đưa ra quyết định chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ email ưu việt của Google/G Suite.